Trong một công trình thi công xây dựng thì chi phí dành cho ván ép coppha không hề nhỏ. Chính bởi vậy, để tiết kiệm được chi phí thì người ta sử dụng ván ép phủ phim để làm ván coppha. Ván ép phủ phim là vật liệu được dùng phổ biến làm khuôn đổ bê tông tại các công trình xây dựng nhà ở, chung cư, khách sạn,… giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn được thời gian thi công.
Vậy ván ép phủ phim là gì? Tại sao ván ép phủ phim lại giúp tiết kiệm được chi phí xây dựng?
Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về dòng sản phẩm này nhé !
Mục Lục
Ván phủ phim là gì? Cấu tạo tấm ván phủ phim, ván coppha.
Ván ép phủ phim hay còn gọi là ván ép coppha phủ phim là sản phẩm được tạo nên từ việc dán các lớp gỗ công nghiệp lại với nhau bởi một loại keo chuyên dụng chống nước. Trong quá trình ép bằng nhiệt sẽ được phủ lên bề mặt một lớp phim đen chống nước, chống ẩm và giúp bảo vệ ván phim bền lâu hơn.
Cấu tạo ván ép phủ phim gồm 3 phần chính là lớp keo, ruột ván và lớp phim.
– Lớp keo là yếu tố quan trọng quyết định ván có chịu được nước hay không: Thông thường có 3 loại keo chính Phenolic có thể chịu được nước sôi ít nhất 12 giờ, lực liên kết giữa các lớp gỗ tốt; Melamine chịu được nước sôi trong 4 giờ;
Và loại keo MR (Urea formaldehyde) được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, thường trộn với Melamine theo tỷ lệ 12% Melamine và 88% MR hoặc 15% Melamine và 85% MR.
Khi cắt tấm ván để đúc cột hoặc đà, nước thấm vào có làm hư ván hay không là do keo. Nếu nhà sản xuất không dùng 100% keo Phenolic, các lớp gỗ sẽ bong ra sau 2-3 lần đổ bê tông.
– Ruột ván và ép nhiệt: đây là yếu tố quyết định độ bền và khả năng chịu lực. Có 3 loại nguyên liệu chính để làm ruột gồm gỗ cứng nhiệt đới, sơ dừa và Bạch Dương. Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.
– Phim: là màng nhựa mỏng tạo độ láng, hạn chế trầy xước mặt ván, trước khi phủ lên ván qua quá trình ép nhiệt phải giữ trong kho lạnh. Có 2 màu phổ biến là phim nâu và phim đen với chất lượng khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt ván.
Ván ép cốp pha phủ phim được phân loại dựa trên độ dày của ván với 4 loại phổ biến gồm ván ép phủ phim 12mm, 15mm, 18mm và 21mm.
Kích thước, thông số kĩ thuật ván ép phủ phim, ván coppha.
Ván ép phủ phim là vật liệu khá phổ biến trong xây dựng. Hãy cùng chúng tôi điểm qua thông số kĩ thuật của tấm ván phủ phim đen bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.
Trong thi công xây dựng, ngoài ván ép phủ phim làm cốt pha thì còn có rất nhiều vật liệu khác có thể sử dụng là cốt pha như: sắt, nhựa, nhôm… Vậy mỗi loại vật liệu sẽ có ưu, nhược điểm ra sao? Hãy cùng xem qua bảng thống kê sau:
Loại Coppha
Ưu Điểm
Nhược Điểm
Cốt pha ván phủ phim
– Nhẹ và dễ lắp đặt
– Dễ cắt xẻ thành nhiều hình dạng mô đun khác nhau
– Bề mặt phẳng tuyệt đối, do đó giúp bề mặt sàn phẳng, không cần tô vữa sau khi đổ bê tông
– Giá thành khá rẻ, chi phí đầu tư ban đầu thấp
– Tỉ lệ tái sử dụng thấp (4-5 vòng)
– Bề mặt tốt nhưng giảm nhanh theo số lần sử dụng
– Cần kho chứa để bảo quản
– Dễ cắt xẻ nhưng chi phí bảo dưỡng phụ thuộc vào thời tiết và việc cưa xẻ.
Cốt pha thép
– Cốp pha thép được đánh giá rất cao về độ chính xác
– Có thể tái sử dụng được nhiều lần
– Thi công chất lượng bề mặt bê tông tốt
– Có khá nhiều kích thước phù hợp nhiều dạng công trình.
– Thép có trọng lượng rất nặng nên vận chuyển rất khó khăn
– Thi công tốn thời gian
– Cần có nhà kho cất giữ
– Dễ cong, vênh, bám dính bê tông
– Không an toàn trong sử dụng nếu lắp đặt không đúng cách hay không chắc chắn
– Chi phí bảo dưỡng cao
Cốt pha nhựa
– Cốp pha nhựa có trọng lượng nhẹ an toàn trong sử dụng
– Thi công lắp đặt và tháo dỡ cốp pha nhanh
– Chi phí bảo trì, lưu kho sau khi sử dụng thấp
– Cho chất lượng bề mặt bê tông cao
– Tái sử dụng được nhiều lần có thể sử dụng được trên 100 lần
– Sau hoặc trước khi đổ bê tông, chỉ cần làm sạch bằng nước
– Chi phí đầu tư ban đầu cao
– Công nhân khi thi công phải được giám sát kỹ
– Độ võng lớn và kém ổn định nếu tái sử dụng lại nhiều lần
– Chi phí để mua các thiết bị phụ trợ khá cao
– Thi công dầm, tường phải tốn nhiều gông, xương sắt hộp
Cốt pha nhôm
– Trọng lượng nhẹ hơn so với những loại cốp pha khác là ưu điểm đặc trưng của coffa nhôm
– Cốp pha nhôm không bị han gỉ trong mọi khắc nghiệt của môi trường.
– Thi công cho bề mặt bê tông tốt mịn đẹp, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
– Cũng có thể tái sử dụng được nhiều lần (trên 100 lần), an toàn vệ sinh công trình
– Nâng tầng nhanh chóng
– Khâu thi công lắp đặt khá phức tạp đòi hỏi thợ có tay nghề cao
– Chi phí bảo dưỡng cao
– Giá thành sản xuất cốp pha nhôm hay mua sản phẩm cao
Như trên bảng ta thấy được mỗi dòng vật liệu coppha có những ưu thế nổi bật riêng. Tuy nhiên, nếu để tiết kiệm chi phí thi công xây dựng thì coppha gỗ hay ván ép phủ phim là sản phẩm ưu thế nhất.
Phân biệt giữa ván ép coppha đen với ván ép coppha đỏ.
Trên thị trường hiện nay, với các dòng ván ép phủ phim thì nổi bật nhất vẫn là 2 dòng sản phẩm: ván ép phủ phim đen và ván ép phủ phim đỏ.
Ván cốp pha đỏ hay còn được gọi là ván ép phủ keo đỏ, cốp pha dài… là ván công nghiệp được cấu tạo bởi nhiều miếng gỗ ép lại với nhau bằng keo chịu nước UF và bề mặt được phủ sơn đỏ. Cốt ván thường được làm bằng tre, gỗ keo hoặc gỗ bạch đàn. Ván coffa đỏ có 2 loại chính là ván cốp pha phủ keo đỏ cốt chịu nước và ván ép phủ keo đỏ cốt thường.
Ván cốp pha đen là dòng ván phủ phim được sử dụng cốt gỗ chất lượng hơn cho nên độ bền cũng như khả năng chống ẩm, chịu nước tốt hơn so với dòng cốp pha đỏ.
Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất của hai dòng tấm ván phủ phim chính là ở cốt gỗ ván phủ phim. Còn bề mặt phim sơn đen hoặc đỏ là để phân biệt các dòng sản phẩm với nhau.
Ứng dụng của tấm ván ép coppha tại Đà Nẵng.
Công dụng phổ biến nhất của tấm ván ép phủ phim là sử dụng làm cốp pha trong các công trình thi công xây dựng. Tuy nhiên, các loại ván gỗ công nghiệp còn có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực sau đây:
– Sử dụng trong đồ gỗ nội thất như tủ bếp, giường, đặc biệt thích hợp làm mặt bàn ghế…
– Làm vách ngăn công nghiệp, đóng tàu.
– Sử dụng lát sàn phòng học, phòng ngủ, văn phòng,…
– Sử dụng trong trang trí nội thất, chế tạo đồ mộc gia đình
Ván phủ phim tekom – dòng ván phủ phim cao cấp siêu chịu lực.
Tekom là một thương hiệu ván phủ phim nổi tiếng tại Việt Nam. Sản phẩm của tekom được sử dụng rộng rãi trong các công trình thi công xây dựng nhà ở dân dụng, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại…
Ván phủ phim tekom khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại:
– MDO FORM : MDO FORM là dòng ván ép cốp-pha từ TEKCOM với lớp phủ màu nâu nhạt, có định lượng cao hơn phim phenolic thông thường, giúp hạn chế khuyết điểm và tác động của vân gỗ lên bề mặt ván. MDO FORM phù hợp cho các công trình yêu cầu hoàn thiện bê-tông mờ.
– EZ FORM: EZ FORM là dòng ván cốp-pha phủ phim phổ thông từ TEKCOM với hiệu suất bề mặt tốt và độ bền cơ học được kiểm soát theo tiêu chuẩn EN 13986. Sản phẩm phù hợp với các công trình có thiết kế lên đến 30 tầng.
– PRO FORM: PRO FORM là dòng ván ép cốp-pha phủ phim với chất lượng bề mặt vượt trội hơn các sản phẩm phổ thông của TEKCOM. PRO FORM đảm bảo tính chính xác và sự đồng bộ khi thi công, phù hợp với các công trình sử dụng bề mặt bê-tông trần.
Hầu như ván phủ phim tại Tekom luôn đáp ứng đủ nhu cầu, chỉ tiêu từ các nhà đầu tư, thiết kế, kiến trúc sư đưa ra. Chính bởi vậy, ván phủ phim tekom là mặt hàng được ưu chuộng và lựa chọn rất nhiều trong các công trình xây dựng.
Ván phủ phim plywood – Ván ép coppha giá rẻ tại Đà Nẵng.
Ván ép plywood được làm bằng cách dán các tấm gỗ veneer mỏng lại với nhau. Độ dày của một tấm riêng lẻ là 1.2mm – 2.2mm – 3mm. Các tấm được cấu tạo sao cho các hướng của hạt của các tấm chồng lên nhau thường vuông góc với nhau.
Xét về tính chất cơ bản của nó, ván ép plywood (gỗ dán) có thể so sánh với gỗ. Nó cũng có những lợi ích sau, nhờ vào phương thức sản xuất của nó:
– Sức mạnh, tốt trong việc cung cấp độ cứng cho các cấu trúc.
– Dày đặc và chống sốc.
– Đa mục đích.
Quy trình thi công tấm ván ép phủ phim giá rẻ tại Đà Nẵng.
Ván ép phủ phim được sử dụng nhiều trong xây dựng công trình. Quy trình thi công ván phủ phim được tổng hợp qua 5 bước như sau:
Bước 1: Dựng hệ thống giàn giáo:
Bước 2: Trải các thanh đà chính: Các thanh đà chính (thanh chịu lực chính) nằm phía trên đầu chữ “U” của giàn giáo với khoảng cách giữa các thanh tốt nhất từ 600mm đến không quá 620mm.
Bước 3: Trải các thanh đà phụ: Các thanh đà phụ (thanh chịu lực phụ) được liên kết với các thanh ván coppha bằng ốc vít với khoảng cách tối đa giữa các thanh đà phụ là 40mm. Khoảng cách giữa các đà phụ này tùy thuộc vào độ dày của ván coppha và độ dày của bê tông.
Bước 4: Ghép các thanh ván ép coppha phủ phim: Ghép coppha sàn: Ghép các tấm ván coppha lại với nhau rồi dùng băng keo dán dọc theo các mối ghép. Sau đó quét một lớp dầu nhớt thật mỏng trên khắp bề mặt ván cốp pha để sau này dễ tháo dỡ. Không dùng quá nhiều dầu nhớt vì nó làm giảm độ dính của lớp sơn phủ chống thấm khi sơn lại.
Ghép coppha dầm và cột: Ghép các tấm coppha với nhau bằng bu lông. Đối với ghép cốp pha cột thì dùng thêm gông trợ lực.
Bước 5: Tháo coppha khỏi sàn và bảo quản: Sau khi khối bê tông đã đạt kết cấu hoàn toàn thì tiến hành tháo dỡ ván coppha theo thứ tự từ cột, dầm đến sàn. Ván coppha được tháo rời từng tấm một và cần được làm vệ sinh sạch bề mặt và bảo quản cẩn thận.
Cửa hàng cung cấp tấm ván phủ phim, ván coppha chất lượng giá rẻ tại Đà Nẵng.
Ván coppha hay ván ép phủ phim là vật liệu không thể thiếu trong mọi công trình. Bởi vì thế, việc lựa chọn đơn vị phân phối hàng chất lượng, giá rẻ luôn là điều mà các chủ thầu, nhà đầu tư quan tâm.
Tại Đà Nẵng, nếu bạn có nhu cầu muốn mua ván ép phủ phim chất lượng với mức giá hợp lí thì hãy ghé ngay nội thất Bình Minh. Đây là một đơn vị chuyên cung cấp các mặt hàng, vật liệu thi công nội, ngoại thất chất lượng, giá rẻ. Sản phẩm tại Bình Minh được nhập khẩu và phân phối chính hãng với mức giá cực kì ưu đãi cho khách hàng.
Quý khách có nhu cầu về thông tin cũng như giá cả của sản phẩm ván ép coppha phủ phim xin vui lòng liên hệ: 0966 625 852, nhân viên tại cửa hàng sẽ tư vấn và báo giá chi tiết sản phẩm cho bạn.